Nhóm biển chỉ dẫn:
Nhóm biển báo giao thông có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền mầu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.
Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.
Hiệu lực của các biển chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.
Nhóm biển hiệu lệnh:
Nhóm biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền mầu xanh lam, trên biển có hình vẽ mầu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.
Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309.
Hiệu lực của các loại biển hiệu lệnh có thể có gia trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 “Làm đường” đặt ngay bên dưới biển chính.
Nhóm biển báo cấm:
Nhóm biển báo cấm có dạng hình tròn( trừ biển số 122 “dừng lại” có hình 8 cạnh đều ) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ mầu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139.
Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 “Làm đường” đặt ngay bên dưới biển chính.
Nhóm biển báo theo hiệp định GMS:
Hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường
tham gia Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới
giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hiệp định GMS)
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Căn cứ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng ký ngày 26/11/1999 tại Viên Chăn, Lào;
Căn cứ Nghị định thư số 1 và Phụ lục 7 kèm theo Hiệp định GMS;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải,
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS như sau:
Quy định chung
1. Thông tư này hướng dẫn việc điều chỉnh, bổ sung biển báo hiệu, vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường (sau đây gọi là vạch kẻ đường) trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS (sau đây gọi tuyến đường GMS) được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
2. Nội dung điều chỉnh biển báo hiệu trên các tuyến đường GMS bao gồm việc thay đổi các biểu tượng, ký tự cho phù hợp; việc bổ sung các chữ viết (thông điệp) bằng tiếng Anh. Việc bổ sung các biển báo hiệu chưa có trong Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-237-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Mục II.
3. Nội dung điều chỉnh vạch kẻ đường trên các tuyến đường GMS bao gồm việc sửa đổi, bổ sung các hình vẽ, đường sơn kẻ trên mặt đường, đặc biệt là tại các đường cong đứng, đường cong bằng và các giao lộ, được quy định tại Mục III.
4. Ký tự, chữ viết, màu sắc và kích thước của các biển báo, biểu tượng được áp dụng theo quy định tại Điều lệ Báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01.
5. Khi Cục ĐBVN yêu cầu điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ phù hợp với Hiệp định GMS trong một thời hạn quy định, căn cứ vào Hướng dẫn này, đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp tiến hành rà soát lại tình hình báo hiệu đường bộ trong phạm vi tuyến đường GMS được giao và lập hồ sơ thiết kế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.
Nhóm biển báo trên đường cao tốc:
Tiêu chuẩn này chủ yếu quy định các biển chỉ dẫn trên đường cao tốc, các loại báo hiệu đường bộ khác tuân thủ theo quy định của ” Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01″
Thuật ngữ đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.
Chức năng biển chỉ dẫn trên đường cao tốc:
– Chỉ hướng nơi đến, những thành phố hoặc những tuyến đường tại nút giao,
– Thông báo chuẩn bị tới nút giao,
– Chỉ dẫn người lái xe vào làn đường phù hợp trước khi tách hoặc nhập làn giao thông,
– Xác định tên đường và hướng tuyến,
– Xác định khoảng cách tới những điểm đến phía trước,
– Chỉ dẫn đến các dịch vụ khác như: xe buýt, khu nghỉ ngơi, nơi danh lam thắng cảnh và khu giải trí,
– Cung cấp các thông tin có ích khác cho người sử dụng đường.
Đảo giao thông:
Thay vì trồng cây, tạo cảnh quan cho nút giao để mở rộng tầm nhìn cho người tam gia giao thông đảo giao thông này lại biến thành … đảo ô tô.
Đảo giao thông là khoảng đất nằm giữa các tuyến đường tại các nút giao thông được thiết kế nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông khi chuyển hướng và được trồng cây xanh trang trí.